Mẹo bảo quản và chế biến để nước ép quýt không bị đắng

Quýt là một trong những loại trái cây quen thuộc nhưng rất dồi dào vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Quýt chứa một hàm lượng vitamin C cực lớn giúp thải độc, làm mát cơ thể. Đồng thời, trong quýt còn chứa những chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch, giúp xương chắc khỏe, cải thiện làn da, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Nếu bạn lười ăn quýt, có thể chế biến ngay món nước ép quýt thơm ngon để thưởng thức. Tuy nhiên, có một số lưu ý để làm và sử dụng món nước ép này đạt hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Nước ép quýt nên uống lúc nào?

Thời điểm để uống nước quýt tốt nhất là vào khoảng 1 – 2 tiếng sau ăn. Đó là khi bạn cảm thấy không quá no và cũng không quá đói. Khi đó dạ dày bạn vừa tiêu hóa xong thức ăn và sẵn sàng để làm “nhiệm vụ” mới.

Cần lưu ý là trong quýt có thành phần axit. Vì vậy nên bạn cần hạn chế uống lúc sáng sớm hoặc lúc dạ dày rỗng nếu không muốn có vấn đề về hệ tiêu hóa.

Nên sử dụng nước ép quýt sau khi ăn 1 -2 tiếng để đạt hiệu quả cao
Nên sử dụng nước ép quýt sau khi ăn 1 -2 tiếng để đạt hiệu quả cao

Cách bảo quản nước ép quýt

Các chất dinh dưỡng và vitamin (nhất là vitamin C) thường giảm đi đáng kể nếu bạn không sớm sử dụng nước ép hoặc bảo quản không đúng cách. Chính vì vậy, cần lưu ý vấn đề lưu trữ nước ép quýt như thế nào khi bạn không dùng đến nhé.

Thông thường, nước ép quýt có thể để và sử dụng được trong vòng 24 giờ kể từ lúc ép xong. Cần để nước ép quýt trong chai lọ có nắp đậy và trữ trong tủ lạnh ngăn mát.. Nếu được, hãy sử dụng chai thủy tinh và rót đầy chai thì càng tốt. Điều này sẽ làm hạn chế quá trình oxy hóa của nước ép.

Cách làm nước ép quýt thơm ngon

Nguyên liệu

4 quả quýt chín

Đường (tùy khẩu vị)

Nước đá đập nhuyễn (tùy sở thích)

Cách làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, quýt đem rửa sạch, rồi cắt làm đôi. Nhớ là bổ ngang múi để vắt nước được dễ dàng hơn.

Bước 2: Vắt quýt

Ta lần lượt vắt từng nửa quả một. Nếu nhà bạn có dụng cụ vắt cam thì có thể sử dụng nhé.

Bước 3: Vớt bọt

Vắt xong, hãy dùng muỗng vớt bỏ phần váng bọt có chứa tinh dầu từ vỏ quýt bắn ra bởi chúng sẽ làm nước có vị đắng một chút. Bạn có thể thêm đường nếu cảm thấy chua nha.

Ly nước ép với màu sắc hấp dẫn, vị thanh mát hòa cùng cái chua chua xen lẫn chút ngọt ngọt rất dễ uống. Tất cả đã tạo nên một “tuyệt phẩm” cho những hôm tiết trời oi ả, nóng nực nè. Nếu bạn thích uống lạnh thì có thể thêm đá tuỳ vào nhé.

cách làm nước ép quýt
Khi chế biến nước ép quýt, cần lưu ý nếu không sẽ bị đắng

Mẹo làm nước ép quýt không bị đắng

Giống như bất cứ họ hàng nhà có múi nào khác, nước ép quýt hoàn toàn có thể bị đắng nếu bạn không biết cách vắt. Bởi loại quả này có tinh dầu trong vỏ mà bạn nên gọt bỏ trước khi làm nước ép.

Bạn có thể hạn chế việc quýt bị đắng là cho vào lò vi sóng khoảng 30 giây để phần tinh dầu bốc hơi bớt đi rồi mới cắt ép. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quá trình này có thể sẽ làm hao hụt một số vitamin hoặc chất dinh dưỡng nhạy cảm với nhiệt (đặc biệt là vitamin C).

Bên cạnh đó, cũng cần chắc chắn rằng bạn đã bỏ hết hạt của quýt ra nếu không muốn hợp chất limonin gây vị đắng ở trong đó ảnh hưởng đến việc thưởng thức của mình. Và hãy nhớ uống nước ép quýt càng sớm càng tốt bạn nhé.

Hy vọng với cách làm nước ép quýt trên sẽ cho bạn một thức uống vô cùng tuyệt vời nè. Mỗi ngày hãy thưởng thức một ly để tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh nha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *