Những điều mẹ cần chú ý khi chăm sóc trẻ bị thuỷ đậu

Khi nhắc đến bệnh thuỷ đậu ở trẻ nhỏ, nhiều cha mẹ thường có tâm lý chủ quan và cho rằng đây chỉ là một căn bệnh thông thường ở bé. Do đó không có những biện pháp theo dõi và chăm sóc sức khoẻ của bé một cách đúng đắn nhất. Từ đó có thể dẫn đến những biến chứng khá nguy hiểm đối với con nhỏ. Vậy các bậc phụ huynh cần phải làm gì để chăm sóc trẻ bị mắc bệnh thuỷ đậu đúng cách và hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu và tìm hiểu thêm ngay trong bài viết sau đây. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp lại những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thuỷ đậu.

Những điều cần biết khi cha mẹ chăm sóc trẻ bị thuỷ đậu

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh thủy đậu. Nhất là trong thời điểm mùa hè nắng nóng. Đây là thời điểm nhiều trẻ nhỏ đặc biệt là lứa tuổi từ 2-7 dễ mắc phải bệnh thủy đậu. Do mầm bệnh này rất dễ lây lan và phát triển nên mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để bảo vệ bé và những người thân trong gia đình. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho cả nhà những thông tin về bệnh thủy đậu cũng như cách chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả nhé!

Các biểu hiện của trẻ bị bệnh thủy đậu

Trẻ bị bệnh thuỷ đậu
Các biểu hiện của bệnh thuỷ đậu

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ do virus Varicella Zoste gây ra. Bệnh lây truyền nhanh qua đường hô hấp và tiếp xúc da. Biểu hiện của bệnh như sau:

  • Sau 7 đến 21 ngày sau khi nhiễm virus, trẻ bị trái rạ sẽ có những triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu, ho, sỗ mũi, chán ăn.
  • Các chấm đỏ sẽ xuất hiện trên cơ thể. Sau 2-3 ngày rồi thành mẫn ngứa và mụn nước. Sau 4-5 ngày sẽ khô dần và đóng vảy, có thể chỉ vài nốt hoặc lên tới 500 nốt.

Những trường hợp phải nhanh chóng đưa trẻ bị thuỷ đậu đến bác sĩ

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng thủy đậu, mẹ nên đưa trẻ đến khám sĩ để được chẩn đoán. Đồng thời khi trẻ xuất hiện các triệu chứng, mẹ nên lập tức đến gặp bác sĩ:

  • Các nốt ban bắt đầu lan rộng đến mắt
  • Các nốt ban bị đỏ và nóng. Đây có thể là báo hiệu da bị nhiễm trùng
  • Chóng mặt, loạng choạng, tim đập nhanh, khó thở. Người run rẩy, co giật, nôn mửa, sốt cao tới hơn 39,4 độ C.

Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ bị bệnh thuỷ đậu

Chăm sóc trẻ bị thuỷ đậu
Cách chăm sóc trẻ bị thuỷ đậu tại nhà
  • Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, bạn nên cách ly và cho trẻ dùng vật dụng cá nhân riêng. Điều này để tránh lây lan cho người khác.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng của bé bằng nước muối sinh lý. Để tránh tình trạng bé bị ngứa và gãi khiến vỡ nốt đậu, mẹ nên cắt ngắn móng tay của bé; giữ cho da bé luôn khô và sạch; cho trẻ mặc những quần áo mềm mại thoáng mát để hạn chế các cọ sát vào da.
  • Tránh cho bé ăn các loại thực phẩm như hải sản, thịt bò, thịt gà, vịt,…Mẹ nên cho trẻ ăn những loại thức ăn lỏng, dễ tiêu nhưng vẩn đảm bào đầy đủ calo và dinh dưỡng.
  • Lau người trẻ bằng nước ấm và khăn mềm, tránh chà sát mạnh vì có thể khiến các nốt thủy đậu vỡ ra và nhiễm trùng.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh thuỷ đậu ở trẻ nhỏ

  • Đưa trẻ đi tiêm vaccine trái rạ là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Việc tiêm phòng vaccine cần được thực hiện ở cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt là phụ nữ có ý định mang thai nên tiêm văc xin trước 2-3 tháng để bảo vệ sức của mẹ và bé.
  • Trong mùa dịch, tránh đưa bé đến chỗ đông người và các nơi nhiều nguồn bệnh như bệnh viện, bến tàu, bến xe. Trong trường hợp cần thiết phải đến những nơi kể trên thì nên cho trẻ đeo khẩu trang y tế; vệ sinh bằng xà phòng sạch sẽ ngay.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Mục đích nhằm tăng sức đề kháng, vệ sinh sạch sẽ, tránh xa nguồn bệnh.

Bài viết trên đây chia sẻ những thông tin cần thiết về cách chăm sóc trẻ bị thuỷ đậu. Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các bậc cha mẹ biết thêm về bệnh thủy đậu cũng như cách chăm sóc trẻ khoa học nhé! Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể truy cập website mtnperf.com để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác về các phương pháp chăm con hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *