Những bài tập thể dục để sở hữu vòng eo đẹp

Thể dục mỗi ngày đem lại hiệu quả sức khỏe cao, tác động tích cực đến con người. Trong số đó, sở hữu một vòng eo đẹp, một vóc dáng khỏe mạnh, liệu pháp an toàn nhất cũng bắt nguồn từ những bài thể dục đơn giản. Chỉ cần bỏ ra 30 phút mỗi ngày, bạn sẽ từng bước sở hữu được thể trạng như mong đợi. Việc hiểu biết cần làm thế nào luyện tập hiệu quả là điều rất cần thiết nếu như bạn quyết tâm. Hiểu được điều đó, trong chuyên mục chăm sóc body lần này, chúng tôi mang đến những giải pháp cho vấn đề của bạn.

Tác động của việc tập thể dục

Vòng eo thừa mỡ không chỉ khiến bạn mất tự tin mà đó còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe. Mỡ bụng chủ yếu là chất béo trong nội tạng, nhiều mỡ bụng sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các căn bệnh như bệnh tim và tiểu đường tuýp 2. Tuy vậy, việc tập luyện cho thon gọn vòng eo lại đầy khó khăn gian khổ. Đặc biệt là với những ai có dáng hình quả táo (những người có vòng hai bẩm sinh khá lớn).

Tập thể dục là phương pháp tập luyện đơn giản. Nhưng mang đến nhiều lợi ích đáng kinh ngạc có thể cải thiện gần như mọi khía cạnh sức khoẻ từ trong ra ngoài. Theo các nghiên cứu gần đây, việc giữ cho vòng eo nhỏ có ảnh hưởng tích cực không chỉ đến tâm trạng và ngoại hình. Mà thực sự còn bảo vệ sức khỏe của bạn. Hãy giành vài phút mỗi ngày để tập 8 bài tập do chúng tôi tổng hợp dưới đây, bạn sẽ sớm sở hữu một vòng eo con kiến mà nhiều người mong muốn.

Động tác vặn mình

Các động tác bài tập vặn mình trên sàn giúp giảm mỡ bụng hiệu quả. Là động tác vặn mình linh hoạt trên cơ sở các bài tập sàn truyền thống sẽ thúc đẩy vận động các cơ liên sườn khó tiếp cận.

– Ngồi trên mép ghế, hai chân tạo thành 90°, đặt hai tay sau gáy.

– Đưa vai ra sau, nâng cao ngực, khi thở ra, co cơ đáy chậu. Và hơi xoay người sang phải (không xoay phần hông, vẫn giữ ở phía trước!).

– Thực hiện 3 lần mỗi bên.

Động tác vặn mình
Động tác vặn mình giúp vòng eo trở nên thon gọn.

Động tác “thả neo”

– Đứng hai bàn chân rộng bằng hông, đầu gối hơi cong, xương chậu giữ thẳng (không nghiêng về phía trước hay ra phía sau). Vai mở, ngực cao, cổ thẳng, nhìn về phía trước.

– Hai cánh tay xuôi theo thân, lòng bàn tay hướng ra ngoài, mở rộng cơ thể. Đồng thời co thắt đáy chậu và trực tràng mà không di chuyển xương chậu.

– Thở ra như thể bạn đang thổi qua ống hút.

– Hít thở 5 lần trước khi thả lỏng.

Động tác chống đẩy

– Tư thế cái bàn, khuỷu tay thẳng với vai và nâng cao chân để khuỵu gối.

– Lưng thẳng, ưỡn người về phía trước, cố gắng dùng khuỷu tay đẩy sàn về phía sau càng xa càng tốt, co cơ đáy chậu và siết chặt mông và trực tràng.

– Giữ trong 30 giây, sau đó thả lỏng.

– Thực hiện 5 lần.

Động tác chống đẩy
Việc chống đẩy tác động nhiều đến các cơ bụng.

Động tác căn chỉnh

– Nằm ngửa trên mặt đất, đầu gối co lại, hai bàn chân rộng bằng vai, xương cụt càng xa đỉnh đầu càng tốt.

– Hai tay chống xuống sàn ở mỗi bên hông, nâng xương chậu lên trên.

– Từ từ hạ xuống, từng đốt sống một.

– Đặt bàn tay của bạn, lòng bàn tay ngửa lên, dọc theo thân.

– Thở ra hóp bụng, trong 5 nhịp thở.

Động tác căng cơ đáy chậu

– Nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt sau gáy, khuỷu tay chống xuống sàn.

– Đặt mắt cá chân phải lên mắt cá chân trái, giữ chân thẳng, xương chậu không di chuyển.

– Cằm gập nhẹ, co cơ đáy chậu, làm như thể muốn mở đầu gối ra ngoài, trong khi bàn chân chống lại. Hít thở và thả lỏng.

– Thực hiện 5 lần.

Phương pháp thở bụng nhằm tối ưu hóa lợi ích của các động tác này, tác động lên đáy chậu. Tập trung vào cơ bụng, các bài tập giúp giảm đầy hơi. Cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ điều trị táo bón hoặc són tiểu. Thở bằng bụng là chìa khóa của nhiều bệnh: Nhẹ nhàng, không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nó có tác dụng đối với cơ sàn chậu và có thể tập hàng ngày, ở mọi lứa tuổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *