Nguyên nhân, cách chữa trị và chăm sóc cho trẻ bị đái dầm

Cứ mỗi khi thức dậy, bạn phát hiện ra bé nhà mình lại đái dầm và tình trạng này diễn ra khá thường xuyên. Điều này khiến bạn cảm thấy rất lo lắng cho sức khoẻ của con. Trẻ bị đái dầm là hiện tượng xảy ra phổ biến đối với trẻ nhỏ. Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm có thể là do trẻ ít đi tiểu vào ban ngày, trẻ uống nhiều nước và không nhịn được tiểu vào ban đêm,… Tuy nhiên cũng có thể do trẻ đang có nguy cơ mắc một số bệnh lý tiềm ẩn. Các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để tìm ra được nguyên nhân chính xác. Từ đó đưa ra những phương pháp chữa trị và chăm sóc cho trẻ bị đái dầm.

Tìm hiểu về căn bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ

Trẻ đái dầm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của trẻ cũng như kiến các bậc phụ huynh lo lắng. Chúng tôi sẽ mách mẹ cách trị đái dầm an toàn bằng các phương pháp dân gian.

Đái dầm là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ, đây cũng là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn. Tuy nhiên, chỉ có 1% trẻ đái dầm là do nguyên nhân bệnh lý. Thế nhưng, thói quen này không tốt, chính vì thế cha mẹ nên tìm cách trị đái dầm cho trẻ bằng cách phương pháp dân gian.

Vì sao trẻ bị đái dầm thường xuyên?

Vì sao trẻ bị đái dầm
Có 2 loại nguyên nhân khiến trẻ bị đái dầm thường xuyên

Đái dầm ở trẻ được chia làm 2 loại đó là đái dầm tiên phát và thứ cấp. Đái dầm tiên phát tức là đái dầm khi ngủ, xảy ra thời thơ ấu và diễn ra trong thời gian dài. Còn đái dầm thứ cấp là trẻ đã có khoảng thời gian không đái dầm nhưng sau đó lại bắt đầu trở lại.

Nguyên nhân tiên phát khiến trẻ bị đái dầm

Đái dầm là hậu quả của một hay nhiều nguyên nhân kết hợp dưới đây:

Trẻ không nhịn tiểu được cả đêm và không thức được dậy khi bàng quang đã đầy.

Tăng sản xuất nước tiểu vào buổi tối và ban đêm.

Trẻ có thói quen ít đi vệ sinh vào ban ngày. Có thể do ban ngày trẻ mải chơi mà quên đi cảm giác muốn đi tiểu, nhịn tiểu cho đến khi không thể nhịn được nữa mới chịu đi tiểu. Dấu hiệu của trẻ nhịn tiểu là đứng vắt chéo chân, mặt căng và người vặn vẹo, ngồi xổm, dùng tay che hàng để kìm nước tiểu. Khi có dấu hiệu này cha mẹ cần đưa trẻ đi tiểu ngay và chỉnh đốn thói quen.

Nguyên nhân thứ phát khiến trẻ bị đái dầm

Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý thực thể hoặc do vấn đề về cảm xúc. Ngoài đái dầm vào ban đêm, trẻ không tự chủ được vào ban ngày. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này như:

Trẻ nhiễm trùng đường tiết niệu: Kích thích bàng quang khiến trẻ thấy đau hoặc khó chịu khi đi tiểu. Trẻ cảm thấy mót tiểu liên tục và đi tiểu thường xuyên.

Vấn đề về hệ thần kinh: Sự bất thường trong hệ thần kinh, do chấn thương hoặc các bệnh lý về hệ thống thần kinh có thể làm mát cân bằng dây thần kinh, dẫn đến mất kiểm soát việc đi tiểu.

Vấn đề về cảm xúc: Sống trong gia đình thường xuyên căng thẳng, bố mẹ xảy ra mâu thuẫn, xung đột khiến trẻ đái dầm. Hoặc những thay đổi lớn như chuyển nhà, gia đình có thêm thành viên… khiến trẻ trở nên căng thẳng và mất kiểm soát trong việc đi vệ sinh.

Một số cách chữa trị cho trẻ bị đái dầm hiệu quả và an toàn ngay tại nhà

Cách 1: Mách mẹ cách chữa trị đái dầm bằng rau ngót

Rau ngót
Chữa trị đái dầm bằng nước rau ngót

Nguyên liệu:

  • 1 nắm rau ngót
  • Nước sạch.

Cách làm:

  • Bước 1: Đem rau ngót tuốt bỏ cẵng, chỉ lấy phần lá. Bị chú ý chọn rau ngót sạch, đảm bảo an toàn. Sau đó, ngâm với nước muối để tránh làm trẻ bị ngộ độc.
  • Bước 2: Vò nát lá rau ngót, cho vào bát và đổ nước sôi 100 độc C, khuấy đều để nguội cho trẻ uống.
  • Thực hiện mỗi ngày, mỗi ngày 1 lần khoảng 1 bát ăn cơm nước rau ngót, uống vào buổi chiều hoặc tối.

Cách 2: Mách mẹ mẹo chữa đái dầm bằng trứng gà

Nguyên liệu:

  • Trứng gà
  • Hạt tiêu xay

Cách làm:

  • Bước 1: Đập thủng một đầu quả trứng, sau đó cho hạt tiêu trắng vào trứng và đem hấp chín.
  • Bước 2: Khi trứng chín, để đến khi còn ấm thì bóc vỏ cho bé ăn hàng ngày vào mỗi buổi tối.
  • Thực hiện liên tục trong vòng 5-7 ngày. Nếu muốn hiệu quả nhanh hơn, trẻ dưới 5 tuổi ăn 1 quả mỗi tối, trẻ trên 5 tuổi ăn 2 quả mỗi tối.

Cách 3: Mách mẹ cách chữa trị đái dầm bằng quả óc chó và nho khô

Hạt óc chó
Cho trẻ bị đái dầm ăn kết hợp hạt óc chó và nho khô

Nguyên liệu:

  • 1-2 quả óc chó
  • 10 hạt nho khô

Cách làm:

  • Trước khi đi ngủ, mẹ cho bé ăn chút hạt óc chó và nho khô như snack ăn vặt. Các dưỡng chất trong 2 loại quả này có thể giúp bé cải thiện tình trạng đái dầm rất tốt.
  • Thực hiện đều đặn 1 tuần bạn sẽ bất ngờ về kết quả đấy.

Cách 4: Mách mẹ cách chữa đái dầm bằng mang cua biển

Nguyên liệu:

  • Mang cua biển, bạn chú ý đó là phần xốp xốp trong cua chứ không phải phần thịt.

Cách làm:

  • Bạn lấy mang cua biển, đem sơ chế và rửa sạch. Sau đó mang nấu canh hoặc hấp cách thủy.
  • Cho bé ăn khoảng 1-3 bữa/ngày và thực hiện hàng ngày trong vòng 1 tuần.

Một số lưu ý khác

Ngoài ra, để trị bé đái dầm, bạn không nên cho trẻ uống nhiều nước hay ăn các loại hoa quả nhiều nước vào buổi tối. Trước khi đi ngủ hãy nhắc bé đi tiểu. Như vậy, với nguyên nhân và các cách làm trên bạn tự tin trị đái dầm cho trẻ tại nhà, cực hiểu quả mà an toàn.

Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin về chứng đái dầm ở trẻ em và một số cách chữa trị cho trẻ hiệu quả và tương đối đơn giản. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể truy cập website của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin chia sẻ hữu ích khác về các phương pháp chăm con hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *