Mẹo tách hạt quả na nhanh chóng tiện lợi hơn rất nhiều

Quả na hay còn gọi là mãng cầu ta, mãng cầu ta là một loại trái cây rất quen thuộc với người Việt Nam. Quả na có vị thơm ngon, ngọt mát nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trong quả na có nhiều hạt nên khi ăn bạn phải chọn từng hạt một. Điều này làm cho nhiều người thích ăn nó lười biếng không muốn ăn nó. Nếu bạn cũng thích ăn mãng cầu nhưng lại lười nhai hạt, hoặc gia đình có trẻ nhỏ thì hãy làm theo hướng dẫn dưới đây để có thể tách hạt quả na nhanh chóng, ăn ngon miệng mà không lo mỏi hàm.

Cách ăn na đúng

  • Đầu tiên, hãy bóc hết phần vỏ của quả na.
  • Dùng dao gọt phần thịt xung quanh để vào bát.
  • Dùng dĩa lấy hết phần hạt xung quanh ở phần còn lại của quả na.

Vậy là bạn đã tách được hết hạt na ra rồi và có thể thưởng thức phần thịt na ngon lành. Cách ăn na này sẽ giúp bạn không phải mỏi miệng nhằn hạt nữa nhé.

Cách ăn na đúng
Cách ăn na đúng

Cách chọn na ngon, ngọt, nhiều cùi ít hạt

  • Chọn quả na có mắt na to tròn và hơi phẳng, kẽ mắt trắng, da xanh non, không thâm đen.
  • Chọn quả có vỏ bên ngoài mỏng, cuống nhỏ nhưng vẫn còn cuống.
  • Nên chọn những trái na tròn, chín mềm và không nứt.

Phân biệt na dai và na bở

Na được chia thành hai loại na dai và na bở.

Na dai ăn ngọt, vỏ dễ bóc, không dễ nát, để được lâu. Na dai có có vỏ mềm màu xanh, mắt na to và phẳng.

Na bở ăn có vị ngọt tuy nhiên múi na không dai, vỏ khó bóc và không để được lâu. Vỏ na bở cứng và có màu trắng đục.

Lợi ích sức khỏe từ quả na

Quả na cung cấp một lượng calo cao hơn so với mãng cầu. 100g quả na chứa 101 calo, so với 56 calo từ 100g mãng cầu tương ứng. Na cung cấp carbohydrate đơn giản không chứa chất béo bão hòa hoặc cholesterol.

Giống như trong các loại trái cây khác của gia đình mãng cầu, quả na cũng chứa một số chất chống oxy hóa polyphenolic. Trong số đó, nổi bật nhất là acetogenin Annonaceous. Các hợp chất Acetogenin như asimicin và annonacin là những cytotoxin mạnh. Các hợp chất này đã được tìm thấy có đặc tính chống ung thư, chống sốt rét và tẩy giun.

Quả na cũng chứa nhiều vitamin C (19,2 mg/100 g) so với mãng cầu. Vitamin-C là một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ. Ăn nhiều trái cây giàu vitamin-C giúp cơ thể con người phát triển sức đề kháng chống lại các tác nhân truyền nhiễm và loại bỏ các gốc tự do có hại, gây viêm từ cơ thể.

Hạt na có chứa độc tố, cần lưu ý khi sử dụng

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, trong Đông y, quả na có vị ngọt, hơi chua, tính ấm, tác dụng trị đái tháo, tiêu khát, nhọt vú… rất tốt cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi.

Hạt na có chứa độc tố, cần lưu ý khi sử dụng
Hạt na có chứa độc tố, cần lưu ý khi sử dụng

Tuy nhiên, hạt của quả na có chứa độc tố, có thể gây ngộ độc đườn tiêu hóa nếu nuốt phải. Độc tố trong hạt na nếu dính vào mắt có thể gây bỏng mắt, bỏng biểu mô giác mạc; nếu không sơ cứu, chữa trị đúng cách sẽ gây viêm loét giác mạc, dẫn tới mù lòa vĩnh viễn. Nếu độc tố của hạ na bị dính trên da, nhất là các vết thương hở, có thể làm da bị lở loét, viêm nhiễm nặng nề.

Tuy nhiên, lương y Sáng cũng cho biết trường hợp ngộ độc na chỉ xảy ra khi hạ na đã bị đập nát. Nếu vô tình nuốt phải hạt na, bạn cũng không cần quá lo lắng. Phần hạt có lớp vỏ rất dày và cứng, ngăn không cho độc tố phát huy tác dụng. Nếu vô tình nuốt phải, hạt sẽ được đào thải ra ngoài cùng các chất thải khác mà không gây hại cơ thể.

Lưu ý, không tự ý dùng hạt na để trị chấy, rận hoặc nhuộm răng vì có thể gây ra tác dụng phụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *